Làm thế nào để làm Google PPC?

Google PPC (Pay-Per-Click) là một hình thức quảng cáo mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng ngay khi họ tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan. Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để làm google ppc một cách hiệu quả, bài viết này RentAds sẽ hướng dẫn bạn từng bước từ thiết lập chiến dịch đến tối ưu chi phí để đạt được kết quả tối ưu nhất. Cùng theo dõi nhé!
Giải đáp: Quảng cáo PPC là gì?

PPC (Pay-Per-Click) là một hình thức quảng cáo trả tiền theo lượt nhấp chuột. Nói cách khác, bạn chỉ phải trả tiền cho Google (hoặc nền tảng quảng cáo) khi có người thực sự bấm vào quảng cáo của bạn. Đây là phương thức giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng, hiệu quả, và hoàn toàn chủ động kiểm soát ngân sách. Nếu bạn đang phân vân giữa SEO và quảng cáo, thì hãy hình dung thế này: SEO giống như việc gieo mầm chờ cây ra quả – hiệu quả nhưng cần thời gian (thường từ 3 đến 6 tháng). Trong khi đó, quảng cáo PPC giống như đặt sẵn quả vào tay khách – nhanh, trực tiếp và tức thì. Bạn chỉ cần chạy chiến dịch, đặt từ khóa phù hợp, và khách hàng có nhu cầu sẽ tìm thấy bạn ngay lập tức.
Trên Google, Bing hay Cốc Cốc, quảng cáo PPC thường xuất hiện ở các vị trí đầu tiên của trang tìm kiếm. Bạn đấu thầu vị trí với các doanh nghiệp khác – ai có giá thầu tốt và quảng cáo chất lượng cao hơn, người đó sẽ được ưu tiên hiển thị. Nhưng không phải cứ chi nhiều tiền là thắng: nếu bạn biết tối ưu quảng cáo, chọn từ khóa khôn ngoan, viết nội dung hấp dẫn, bạn hoàn toàn có thể vượt mặt đối thủ mà tốn ít chi phí hơn. Nhiều người lo lắng rằng PPC là “đốt tiền”. Nhưng hãy thử làm một phép tính đơn giản: nếu bạn trả 2.000đ cho mỗi lượt nhấp, và một khách hàng mua đơn hàng 500.000đ sau khi nhấp vào quảng cáo – thì 2.000đ đổi lấy 500.000đ, rõ ràng là một khoản đầu tư rất xứng đáng.
Làm thế nào để làm Google PPC?

Để làm chiến dịch quảng cáo Google CPC các bạn có thể tham khảo thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu quảng cáo của bạn
Mỗi chiến dịch PPC đều cần một mục tiêu rõ ràng – đây là kim chỉ nam để bạn đo lường hiệu quả và tối ưu hóa quảng cáo. Bạn có thể chọn một (hoặc nhiều) mục tiêu như:
- Nâng cao nhận diện thương hiệu
- Tăng lượt truy cập website
- Thu hút khách hàng tiềm năng mới
- Tiếp cận lại khách hàng đã từng truy cập
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi hoặc doanh số bán hàng
Xác định mục tiêu càng cụ thể, chiến dịch của bạn càng dễ thành công.
Bước 2: Tạo tài khoản Google Ads
Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy truy cập ads.google.com để tạo tạo tài khoản google ads mới. Đăng nhập bằng tài khoản Google cá nhân hoặc doanh nghiệp của bạn.
Mẹo hay: Google thường có chương trình ưu đãi tặng 500.000đ – 11 triệu đồng quảng cáo khi bạn chi tiêu tương ứng – đừng bỏ lỡ!
Bước 3: Khởi tạo chiến dịch đầu tiên
Google sẽ mặc định đưa bạn vào “Chế độ thông minh”, nơi mọi thứ đơn giản hóa. Tuy nhiên, nếu bạn muốn kiểm soát nhiều hơn (về từ khóa, giá thầu, nhắm mục tiêu), hãy chuyển sang “Chế độ chuyên gia” bằng cách nhấp vào tùy chọn ở cuối trang khi tạo chiến dịch mới. Bạn có thể chọn:
- Tạo chiến dịch theo mục tiêu cụ thể (ví dụ: bán hàng, thu hút khách hàng tiềm năng)
- Hoặc “Tạo chiến dịch không cần hướng dẫn mục tiêu” nếu bạn muốn tùy chỉnh hoàn toàn.
Bước 4: Chọn loại chiến dịch phù hợp
Google Ads cung cấp nhiều loại chiến dịch như:
- Quảng cáo tìm kiếm (Google Search)
- Quảng cáo hiển thị (Google Display Network)
- Quảng cáo video (YouTube)
- Quảng cáo ứng dụng (Google App Campaign)
Nếu bạn mới bắt đầu, chiến dịch tìm kiếm là lựa chọn đơn giản và hiệu quả nhất để tiếp cận người dùng đang có nhu cầu cụ thể.
Bước 5: Cấu hình nhắm mục tiêu
Đặt tên chiến dịch dễ nhớ, rồi xác định đối tượng bạn muốn tiếp cận dựa trên:
- Vị trí địa lý: Chọn chính xác tỉnh/thành, khu vực cần nhắm đến
- Ngôn ngữ: Tùy thuộc vào đối tượng mục tiêu của bạn
- Nhân khẩu học: Độ tuổi, giới tính, thu nhập
- Từ khóa: Những cụm từ người dùng tìm kiếm trên Google
- Tiếp thị lại: Nhắm lại những người đã từng vào website của bạn
Mẹo vàng: Nhắm mục tiêu càng cụ thể, quảng cáo của bạn càng hiệu quả và tiết kiệm ngân sách.
Bước 6: Thiết lập ngân sách và chiến lược giá thầu
Bạn có thể bắt đầu từ ngân sách nhỏ – vài chục ngàn đồng mỗi ngày. Sau đó chọn chiến lược giá thầu:
- CPC (cost-per-click) thủ công: Tự đặt giá cho từng từ khóa
- Đấu thầu thông minh: Google tự điều chỉnh giá thầu để tối ưu hóa mục tiêu (lượt chuyển đổi, CPA, ROAS…)
Lưu ý: Đừng để Google chi tiêu tùy hứng – hãy thiết lập ngân sách hàng ngày và kiểm tra đều đặn.
Bước 7: Tùy chọn tính năng nâng cao
Lập lịch quảng cáo: Chọn ngày, giờ bạn muốn quảng cáo hiển thị – cực kỳ hữu ích nếu bạn chỉ bán hàng trong giờ hành chính, hoặc có khuyến mãi giới hạn. Tiện ích mở rộng quảng cáo (Ad Extensions): Là các phần bổ sung giúp quảng cáo của bạn nổi bật và chuyên nghiệp hơn, ví dụ:
- Số điện thoại gọi nhanh
- Đường dẫn nhanh đến các trang khác
- Vị trí cửa hàng
- Đánh giá từ khách hàng
- Ưu đãi đặc biệt
Các tiện ích này không mất thêm phí, nhưng giúp tăng CTR đáng kể.
Bước 8: Nghiên cứu và chọn từ khóa
Từ khóa là trái tim của chiến dịch Google PPC. Bạn cần:
- Từ khóa chính: Mô tả sản phẩm/dịch vụ rõ ràng
- Từ khóa dài (long-tail): Có tính chuyển đổi cao hơn, cạnh tranh thấp
- Từ khóa phủ định: Loại trừ những cụm từ không liên quan
Dùng công cụ như Google Keyword Planner để hỗ trợ chọn từ khóa hiệu quả.
Bước 9: Viết mẫu quảng cáo hấp dẫn
Mẫu quảng cáo của bạn cần:
- Tiêu đề ngắn gọn, hấp dẫn (tối đa 30 ký tự x 3 dòng)
- Mô tả rõ ràng, truyền cảm hứng hành động (tối đa 90 ký tự x 2 dòng)
- URL hiển thị đẹp mắt: Có thể khác với URL thực tế để trông gọn gàng
- Trang đích (landing page) chất lượng: Giao diện chuyên nghiệp, tốc độ tải nhanh, nội dung khớp với quảng cáo
Bước 10: Cài đặt theo dõi chuyển đổi
Đây là bước giúp bạn đo lường hiệu quả quảng cáo, biết chính xác có bao nhiêu người đã mua hàng, đăng ký hoặc thực hiện hành động sau khi nhấp vào quảng cáo. Bạn cần:
- Kết nối Google Ads với Google Analytics
- Cài đặt mã theo dõi (Conversion Tracking) trên website
Kết quả: Bạn sẽ thấy dữ liệu rõ ràng để điều chỉnh ngân sách, từ khóa, mẫu quảng cáo nhằm tối ưu chi phí và hiệu suất
Chạy quảng cáo PPC trên Google không còn là điều quá phức tạp nếu bạn có một quy trình rõ ràng. Hãy bắt đầu từ mục tiêu, lên chiến dịch đúng hướng, chọn từ khóa khôn ngoan và không ngừng theo dõi – tối ưu. PPC không chỉ là “đốt tiền”, mà là cách đầu tư thông minh để sinh lời nhanh chóng, nếu bạn làm đúng cách.
Câu hỏi thường gặp
Nếu bạn là người mới, chiến dịch tìm kiếm (Search Campaign) là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu. Đây là dạng quảng cáo đơn giản, dễ thiết lập và hiệu quả cao vì chỉ hiển thị khi người dùng chủ động tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Bạn có thể bắt đầu với ngân sách nhỏ, khoảng 50.000 – 100.000 VNĐ/ngày, và từ từ điều chỉnh khi thấy kết quả tốt. Ngoài ra, hãy sử dụng từ khóa đuôi dài (long-tail) – giá thầu rẻ hơn và mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Hiệu quả của quảng cáo PPC không chỉ đo bằng số lượt nhấp (click), mà quan trọng hơn là hành động sau khi nhấp – như mua hàng, đăng ký, hoặc để lại thông tin.
Để đo lường chính xác, bạn nên:
Cài đặt chuyển đổi (Conversion Tracking) trong Google Ads
Kết nối với Google Analytics để theo dõi hành vi người dùng
Kiểm tra các chỉ số quan trọng như: Tỷ lệ nhấp (CTR), chi phí mỗi chuyển đổi (CPA), tỷ lệ thoát và thời gian trên trang
Nếu quảng cáo có nhiều lượt nhấp nhưng không tạo ra đơn hàng hay đăng ký, hãy xem lại từ khóa, mẫu quảng cáo và trang đích để cải thiện.